UBND HUYỆN KIM ĐỘNG HỘI ĐỒNG TRƯỜNG THCS PHẠM NGŨ LÃO
Số: 82 /KH - THCS PNL
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phạm Ngũ Lão, ngày 21 tháng 8 năm 2023
|
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
Năm học: 2023 - 2024
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ vào Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 08/8/2023 về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023- 2024 của UBND tỉnh Hưng Yên;
Căn cứ Công văn số 1729/SGDĐT – GDTrH-GDTX ngày 08/8/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023- 2024;
Căn cứ Hướng dẫn số 308/HD-PGDĐT-THCS ngày 09/8/2023 của Phòng GD&ĐT Kim Động về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2023-2024;
Căn cứ kết quả đạt được của năm học 2022-2023 và tình hình thực tế nhà trường, trường THCS Phạm Ngũ Lão xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2023 – 2024 như sau:
II. BỐI CẢNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
1. Bối cảnh bên ngoài
1.1. Thời cơ.
Công tác giáo dục của nhà trường luôn có sự quan tâm của của Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, đặc biệt có luôn có được sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT cũng như các ban ngành đoàn thể của UBND huyện Kim Động, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng đảm bảo nhu cầu của đơn vị.
1.2. Thách thức.
Kinh tế địa phương chưa thực sự phát triển, phần lớn là thuần nông và làm công nhân tại các công ty, việc tập trung nguồn lực cho giáo dục chưa cao.
Tình hình chính trị xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến ngành giáo dục nói chung và các nhà trường nói riêng.
Một số gia đình thường xuyên đi làm ăn xa, hoặc bố mẹ bỏ nhau, các em ở nhà một mình hoặc ở nhà với ông bà khó khăn cho việc quản lý các em.
Một số phụ huynh học sinh việc quan tâm, tạo điều kiện đầu tư cho việc học tập, tu dưỡng của con em còn hạn chế, thiếu hợp tác với nhà trường.
2. Bối cảnh bên trong
2.1. Điểm mạnh của nhà trường
a. Công tác tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: Lãnh đạo nhà trường tâm huyết, năng động, sáng tạo, đoàn kết cùng nhau xây dựng nhà trường. Có tầm nhìn khoa học, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới.
b. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Tất cả CB,GV,NV đều có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, tâm huyết với học sinh.
c. Đa số học sinh chăm ngoan, ý thức học tập tốt, chất lượng học sinh tương đối tốt. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định và đang có những bước tiến khả quan.
2.2. Mặt yếu
a) Cơ sở vật chất nhà trường.
Kinh phí hoạt động hàng năm từ ngân sách nhà nước cấp chủ yếu là dùng để chi lương cho giáo viên, kinh phí chi khác rất hạn chế, ngoài ra còn phải chi phí mua sắm vật tư, thiết bị phòng chống dịch Covid 19 nên việc mua sắm trang thiết bị để đáp ứng chương trình GDPT năm 2018 còn thiếu.
b. Đội ngũ giáo viên.
Giáo viên của trường đủ về số lượng nhưng thiếu loại hình (Trường không có giáo viên dạy môn Sinh, Lí). Một số giáo viên sức khỏe yếu, đời sống gia đình còn khó khăn. Trình độ chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều. Một số giáo viên nhà ở xa nên việc đi lại và thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn; được bổ sung giáo viên mới khi có GV trong trường nghỉ hưu, tuy nhiên do quá lâu (10 năm) không đi dạy nên việc bắt nhịp với việc dạy học gặp nhiều khó khăn.
c) Học sinh.
Năng lực tiếp thu của học sinh không đồng đều, hoàn cảnh gia đình của nhiều em còn khó khăn, thiếu sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh; nhiều học sinh có hoàn cảnh éo le.
Một số ít học sinh còn ham chơi, nghiện game, lười học, thiếu ý thức phấn đấu vươn lên.
Chất lượng học sinh chưa đồng đều, một số môn thi học sinh giỏi chất lượng còn thấp.
3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường
3.1. Quy mô số lớp, số học sinh troàn trường năm học 2023-2024:
|
| Số lớp, số học sinh |
| ||
Số lớp |
| Số học sinh |
| ||
Tổng số | Dân tộc thiểu số | ||||
6 | 3 | 118 | 0 | ||
7 | 2 | 80 | 0 | ||
8 | 2 | 72 | 0 | ||
9 | 2 | 68 | 01 (DT Thái) | ||
Tổng | 9 | 338 | 0 | ||
3.2. Số phòng học, phòng học bộ môn và các phòng chức năng:
- Trường có 09 phòng học, trong đó có 06 phòng học của khu nhà mới và 3 phòng tại khu phòng học 3 tầng cũ; tất cả 9 phòng học đều kiên cố.
- Phòng học bộ môn: Trường có đầy đủ các phòng học cơ bản bao gồm: Phòng Tin học, phòng tiếng Anh, phòng KHTN, Phòng KHXH, phòng Âm nhạc- Mĩ thuật.
- Phòng chức năng: Hiện nay nhà trường có các phòng: đồ dùng, phòng thư viện, thiếu phòng Đoàn- Đội; phòng truyền thống, phòng y tế và tư vấn tâm lí.
3.3. Định hướng thực hiện chương trình dạy học:
- Khối lớp 6,7,8: Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và không thực hiện dạy học môn tự chọn.
- Khối lớp 9: Thực hiện Chương trình giáo dục theo mô hình trường học mới. Theo Công văn 4669 /BGDĐT-GDTrH V/v Hướng dẫn đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 1392/BGDĐT-GDTrH V/v thực hiện một số quy định về đánh giá học sinh THCS mô hình trường học mới.
+ Buổi sáng tổ chức dạy học chính khóa: 6 buổi/tuần
+ Buổi chiều tổ chức dạy bồi dưỡng: 3 buổi/tuần các môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh)- khi được sự đồng ý của PGD&ĐT Kim Động.
4. Định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp:
- Mỗi tuần thực hiện 01 tiết chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần và một tiết sinh hoạt cuối tuần, tổng cộng 70 tiết.
- Số tiết còn lại nhà trường tổ chức dạy học trải nghiệm theo chủ đề:
Tháng 9: Chủ đề “Truyền thống nhà trường’’ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường
Tháng 11: Chủ đề: “Tôn sư trọng đạo”. Hình thức tổ chức: Thi cắm hoa
Tháng 12: Chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”. Hình thức tổ chức: Học sinh viếng nghĩa trang liệt sĩ, nghe đại diện hội cựu chiến binh nói chuyện về truyền thống ngày quốc phòng toàn dân, nghe một số mẫu chuyện về cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước.
Tháng 3/2024: Chủ đề: “Tiến bước lên Đoàn”. Hình thức tổ chức: Tổ chức Các trò chơi dân gian, Thi tiếng hát đội viên…
Tháng 4: Chủ đề “Hòa bình hữu nghị”. Tổ chức ngày hội đọc sách, Tổ chức cuộc thi tìm hiểu chiến thắng 30/4 lịch sử
Tháng 5: Ngày hội Stem: Tìm hiểu về tên lửa nước, nhà thông minh (Câu lạc bộ STEM biểu diễn và thi giữa các lớp); Tổ chức 01 buổi hướng nghiệp phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. (Dự kiến có thể tổ chức trước tháng 5).
- Tổ chức dạy học tích hợp: Đầu năm học nhà trường chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp (an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng); đặc biệt tích hợp bài, nội dụng vào lớp 9 để phù hợp với chương trình PTTT khi học sinh vào lớp 10; chỉ đạo việc dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh.
5. Định hướng thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho học sinh khối 6,7.
Tổ chức dạy học chương trình giáo dục địa phương 1 tiết/tuần.
- Hình thức chức dạy học: Dạy học trên lớp, dạy học trải nghiệm.
- Nội dung: Dạy những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương.
- Tài liệu dạy học: Sử dụng tài liệu của tỉnh Hưng Yên biên soạn.
III. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Mục tiêu chung
- Thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục trung học cơ sở. Bảo đảm an toàn trường học, chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình, kế hoạch năm học khi tình hình dịch Covid đã đi vào ổn định.
- Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Chương trình GDPT 2018) đối với lớp 6,7,8; tiếp tục thực hiện mô hình trường học Vnen đối với lớp 9. Thực hiện tốt quyền tự chủ nhà trường trong việc thực hiện KHGD trên khung chương trình giáo dục 35 tuần của Bộ GD& ĐT theo tinh thần giảm tải của công văn số 3280/BGDĐT ngày 27/8/2020.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, thực hiện thường xuyên và hiệu quả các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực, tăng cường đổi mới PPDH, và kiểm tra đánh gía theo phẩm chất năng lực người học. Triển khai giáo dục STEM, đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, đẩy mạnh việc đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Tập trung nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn.
- Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả tại nhà trường.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, đảm bảo an toàn cho GV, HS và cộng đồng.
2.2. Thực hiện linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Tập trung bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình GDTP 2018, đặc biệt đối với giáo viên dạy khối 6,7,8. Tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học theo yêu cầu chương trình mới.
2.3. Tập trung chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra đột xuất giáo viên, quan tâm đến chất lượng HS để đánh giá công tác giảng dạy của GV; chất lượng của HS, kịp thời điều chỉnh các biểu hiện sai lệch trong việc thực hiện nhiệm vụ, kiên quyết xử lý các hiện tượng vi phạm quy chế chuyên môn, quy chế của ngành, của địa phương.
2.4. Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả đào tạo, tổ chức dạy học hiệu quả, phù hợp với đối tượng HS, tăng cường công tác phụ đạo HS yếu, kém và HS gặp khó khăn trong học tập để hạn chế tỉ lệ HS lưu ban, bỏ học; quan tâm và hỗ trợ các em HS có hoàn cảnh khó khăn, tập trung công tác ôn thi Tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023 ngay từ đầu năm học.
2.5. Củng cố, duy trì kết quả PCGD THCS đạt mức độ 3. Làm tốt công tác Tự đánh giá và đăng kí đánh giá ngoài cuối năm 2024.
2.6. Quan tâm nhiều hơn nữa công tác giáo dục đạo đức HS, giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống, công tác chủ nhiệm, chú trọng giáo dục thể chất, giáo dục phòng chống bạo lực học đường, đẩy mạnh phong trào TDTT trong nhà trường; có định hướng đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho các hội thi, phong trào TDTT.
2.7. Tổ chức luyện tập và tham gia có hiệu quả các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.
2.8. Tiếp tục thực hiện các mô hình có hiệu quả như phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy, vỏ chai nhựa, phân loại rác thải để làm sạch trường lớp và gây quỹ hỗ trợ cho HS có hoàn cảnh khó khăn.
2.9. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng CSVC nhà trường và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
3. Chỉ tiêu:
* Với khối 6,7,8
* Kết quả rèn luyện: Tốt: 70%; Khá: 18%; Đạt: 12%
* Học tập: Tốt: 12%; Khá: 40%; Đạt: 40%; Chưa đạt: 8%
* Với khối 9:
- Phẩm chất: Tốt: 80%; Đạt: 20 %;
- Năng lực: Tốt: 60%; Đạt: 33%; Cần cố gắng: dưới 7%
- Kết quả học tập: Hoàn thành tốt: 10%; Hoàn thành: trên 83%; Có nội dung chưa hoàn thành: dưới 7%.
* Tốt nghiệp: 98%- 99%
* Thi THPT: trên 70% số học sinh dự thi.
* Tỉ lệ học sinh lên lớp sau hè: trên 98%
* Học sinh bỏ học: 0%
* Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: huy động từ 90% trở lên học sinh tham gia và đạt kết quả khá, tốt.
IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
1.Thời gian năm học.
Thực hiện 35 tuần
- Học kỳ I: Từ ngày 06/9/2023 -> trước 15/01/2024
- Học kỳ II: Từ ngày 15/01/2024-> trước ngày 25/5/2024
2. Hoạt động chính khóa
Môn | Số tiết | Ghi chú | ||||
Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 (Vnen) |
| ||
1 | Toán | 140 | 140 | 140 | 140 |
|
2 | Ngữ văn | 140 | 140 | 140 | 175 |
|
3 | KHTN | 140 | 140 | 140 | 210 |
|
4 | Lịch Sử Và Địa lí | 105 | 105 | 105 | 105 |
|
5 | Tiếng Anh | 105 | 105 | 105 | 105 | Lớp 9- đề án |
6 | Công nghệ | 35 | 35 | 52 | 35 |
|
7 | Tin học | 35 | 35 | 35 | 70 |
|
8 | GDCD | 35 | 35 | 35 | 35 |
|
9 | Thể dục | 70 | 70 | 70 | 70 |
|
10 | Mĩ thuật | 35 | 35 | 35 | 18 |
|
11 | Âm nhạc | 35 | 35 | 35 | 17 |
|
12 | GDĐP | 35 | 35 | 35 | 0 |
|
13 | HĐTN-HN | 105 | 105 | 105 | 0 |
|
14 | Tự chọn |
|
|
|
|
|
3. Các hoạt động giáo dục
3.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đầu năm nhà trường tổ chức thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp trường.Trên cơ sở đó thành lập đội tuyển tổ chức bồi dưỡng tham gia dự thi cấp huyện lớp 9 các môn: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tin. Phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm phụ trách công tác bồi dưỡng và được tính tinh giảm tiết dạy
Bảng phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi:
TT | Môn | Lớp | GV bồi dưỡng | Ghi chú |
1 | Toán | 9 | Phạm Quốc Việt |
|
2 | Ngữ văn | 9 | Đỗ Thị Phương |
|
3 | Vật lí | 9 | Đào Thị Diệu Hương |
|
4 | Hóa học | 9 | Nguyễn Thị Thu |
|
5 | Sinh học | 9 | Nguyễn Thị Thu |
|
6 | Lịch Sử | 9 | Đỗ Thị Phương |
|
7 | Địa lí | 9 | Ngô Thị Thùy Linh |
|
8 | Tiếng Anh | 9 | Lưu Thị Mai Hoa |
|
| Tin học |
| Phạm Quốc Việt |
|
* Đối với Ban Giám hiệu:
- Giao cho đ/c Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
+ Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phân công giáo viên dạy, lên thời khóa biểu, kiểm tra đề cương, giáo án giảng dạy của giáo viên.
+ Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng của tổ chuyên môn, giáo viên giảng dạy.
+ Cùng với tổ chuyên môn tham dự các buổi chuyên đề liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Đối với tổ chuyên môn:
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng.
- Theo dõi chất lượng các lớp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá đề xuất lựa chọn, bổ sung học sinh.
* Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Lập danh sách đội tuyển theo các môn.
- Thực hiện đúng theo thời khóa biểu đã phân công.
- Soạn giáo án bồi dưỡng, giáo án được kiểm tra vào thứ 2 hàng tuần. Giáo viên cần lựa chọn nội dung, phương pháp bồi dưỡng tốt nhất để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất.
- Đảm bảo chất lượng, chi tiêu đề ra
* Thời gian thực hiện:
- Dạy theo lịch của nhà trường.
- Thời gian: Bắt đầu bồi dưỡng từ 6/ 9/2023 đến khi học sinh đi dự thi cấp huyện (dự kiến vào tháng 12/2023) đối với lớp 9.
3.2. Phụ đạo học sinh yếu kém
- Yêu cầu giáo viên lập danh sách đối với ba môn Toán, Tiếng anh, Ngữ văn trên cơ sở đó Phó hiệu trưởng phân công giáo viên có khả năng và kiên trì, nhiệt tình phụ trách phụ đạo
- Các môn khác có HS yếu sẽ phụ đạo ngay trong giờ dạy.
Danh sách giáo viên phụ đạo môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh:
TT | Môn | Khối lớp | Gv phụ đạo | Ghi chú |
1 | Toán | 9 | Phạm Quốc Việt |
|
2 | Ngữ văn | 9 | Đỗ Thị Phương |
|
3 | Tiếng Anh | 9 | Lưu Thị Mai Hoa |
|
4 | Toán | 8 | Đào Thị Diệu Hương |
|
5 | Ngữ văn | 8 | Ngô Thị Thùy Linh |
|
6 | Tiếng Anh | 8 | Lưu Thị Mai Hoa |
|
7 | Toán | 7 | Nguyễn Thị Nhài |
|
8 | Ngữ văn | 7 | Trần Thị Hồng Nhung |
|
9 | Tiếng Anh | 7 | Nguyễn Thị Hà |
|
10 | Toán | 6 | Vũ Thanh Hương |
|
11 | Ngữ văn | 6 | Tạ Thị Hoa Phương |
|
12 | Tiếng Anh | 6 | Nguyễn Thị Hà |
|
Thời gian phụ đạo: Theo TKB phụ đạo của nhà trường
3.3. Tham gia các hội thi chuyên môn
a. Đối với giáo viên
- Phát động phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” trong giáo viên và học sinh vào các đợt hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn như: Đợt 1(20/11), đợt 2 (03/02), đợt 3 (26/3).
- Nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai. Giáo viên đăng ký tiết thao giảng sau đó nhà trường lên lịch để thực hiện.
- Tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện và Cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning.
- Phát động phong trào viết sáng kiến trong CB-GV-NV, những người đã có sáng kiến được công nhận ở cấp huyện, cấp tỉnh trong nhiều năm báo cáo cho đồng nghiệp tại tổ. Mỗi cá nhân phải xây dựng kế hoạch, đầu tư thời gian và trí tuệ vào việc viết sáng kiến để đạt hiệu quả. Tham gia đầy đủ, có chất lượng các cuộc thi do ngành phát động.
b. Đối với học sinh
- Tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 THCS cấp huyện.
- Tham dự kỳ thi KHKT cấp huyện.
- Tham gia các Hội thi điền kinh cấp huyện.
3.4. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
a. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Câu lạc bộ, tham quan dã ngoại, hoạt động tình nguyện, lao động công ích, thể dục thể thao, văn nghệ, tham gia diễn đàn, …
- Giáo dục thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể ở lớp, trường và các sinh hoạt theo chủ đề như:
+ Sinh hoạt tập thể toàn trường: chào cờ đầu tuần, các hội thi, các buổi lễ phát động, các ngày kỷ niệm, cắm trại, các buổi giao lưu tập thể, các phong trào thi đua của toàn trường, … Sinh hoạt tập thể lớp: sinh hoạt lớp hàng tuần, sinh hoạt lớp theo chủ đề (Theo chương trình của nhà trường), các hoạt động chung của lớp (tham quan, dã ngoại, thi đua giữa các tổ, …)
- Giáo dục thông qua các hoạt động đoàn thể và hoạt động chính trị - xã hội: Các hoạt động của Liên đội, của Đoàn thanh niên, các hoạt động có tính chính trị - xã hội: Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, tìm hiểu về Đoàn, Đội.
- Giáo dục thông qua các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao và vui chơi: các cuộc thi văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao.
- Tăng cường lồng ghép, giáo dục đạo đức, lối sống: học tập và làm theo lời Bác, giáo dục pháp luật, giáo dục biển đảo, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục an toàn giao thông, … thông qua các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.
- Tổ chức tốt việc cho học sinh trải nghiệm ngay trong nhà trường và tại địa phương, học sinh có bài thu hoạch sau khi được trải nghiệm.
b. Tổ chức thực hiện
- BGH nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban đại diện CMHS về tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho tất cả học sinh toàn trường theo kế hoạch thời gian năm học của trường.
- Phân công Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động phong trào chỉ đạo TPT Đội của trường xây dựng kế hoạch cụ thể về hoạt động trải nghiệm, trình Hiệu trưởng và Ban đại diện CMHS phê duyệt kế hoạch thực hiện.
- Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm các lớp phối hợp với Ban đại diện CMHS lớp, GVBM thực hiện các hoạt động trải nghiệm
Các hoạt động trải nghiệm chính trong năm học.
Tháng | Chủ điểm | Nội dung | Hình thức | Thời gian | Người thực hiện | Phối hợp |
Tháng 9 | Truyền thống nhà trường
| Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường | Toàn trường | Tuần 3 | BGH, TPT,GVCN | Các đoàn thể |
Tháng 11 | Tôn sư- trọng đạo | Thi cắm hoa, thi văn nghệ | Toàn trường (mỗi lớp 1 đội) | Sáng 20/11 | BGH, TPT,GVCN | Các đoàn thể, GV, NV |
Tháng 12 | Uống nước nhớ nguồn | Viếng nghĩa trang liệt sĩ, nói chuyện truyền thống ngày quốc phòng toàn dân | Toàn trường | Sáng 22/12 | Mời đại diện CCB | BGH, Các đoàn thể, GV, NV |
Tháng 3 | Tiến bước lên Đoàn | Tổ chức Các trò chơi dân gian, thi Tiếng hát Đội viên | Toàn trường | Sáng 26/3 | Đoàn TN, TPT | BGH, Các đoàn thể, GV, NV |
Tháng 4 | Hòa bình- hữu nghị | Tổ chức ngày hội đọc sách, Tổ chức cuộc thi tìm hiểu chiến thắng 30/4 lịch sử | Toàn trường | Chiều 29/4 | Đoàn TN, TPT | BGH, Các đoàn thể, GV, NV |
Tháng 5 | Ngày hội STEM | Tổ chức ngày hội Stem | Câu lạc bộ STEM biểu diễn và thi giữa các lớp | 10,11/5 | Giáo viên Vật lý-CN | GVCN, TPT |
* Các câu lạc bộ trong nhà trường:
Thành lập các câu lạc bộ: Tiếng Anh, STEM, ….
Mỗi câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt ít nhất 2 buổi/ tháng.
4. Chương trình giáo dục nhà trường.
4.1. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
a. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Dựa trên tình hình thực tế của nhà trường, Phó hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, thiết kế tiến trình dạy học trong mỗi môn học với các nội dung, các chủ đề dạy học, chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp và theo hình thức, phương pháp dạy học tích cực.
- Tiếp tục vận dụng triệt để, hiệu quả các phương pháp dạy học và các kỹ thuật dạy học tích cực để thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
- Rèn cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành thời gian phù hợp trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ quan điểm; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. Chú trọng rèn kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; khắc phục lối truyền thụ một chiều, áp đặt, ghi nhớ máy móc.
- Sử dụng triệt để tranh ảnh, đồ dùng dạy học hiệu quả. Không dạy chay, khuyến khích tự làm đồ dùng dạy học.
- Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học hiệu quả. Mỗi giáo viên phải có ít nhất 05 bài giảng sử dụng CNTT/ học kì.
- Chỉ đạo giáo viên và học sinh tham gia tích cực các hoạt động chuyên môn trên “Trường học kết nối” về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
- BGH và Tổ trưởng thường xuyên dự giờ đột xuất, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên nhằm tư vấn, giúp đỡ để giáo viên dạy tốt.
b. Đổi mới kiểm tra, đánh giá
- Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trong lớp; đánh giá bằng hồ sơ học tập; vở học tập; đánh giá theo dự án học tập; báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá thông qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá trên thay cho các bài kiểm tra.
- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra, đề thi theo ma trận. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận và trắc nghiệm) theo 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
- Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra để làm nguồn cho việc kiểm tra theo quy định.
- Thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
- Phải thực hiện nhận xét bài kiểm tra, bài thi giữa kì, cuối kì của học sinh . Thực hiện hướng dẫn, sửa lỗi sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Việc ghi điểm có thể kết hợ giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh.
- Sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lí thi, kiểm tra đã được cung cấp.
- Thực hiện đánh giá, xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh theo đúng Thông tư 26/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế, đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT
4.2. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn
- Tiếp tục đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn: nội dung sinh hoạt chuyên môn phải thể hiện rõ trong các nghị quyết họp tổ. Thực hiện sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn 2 lần/tháng.
- Tăng cường sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Khuyến khích giáo viên sinh hoạt trao đổi chuyên môn qua diễn đàn “Trường học kết nối”.
- Tăng cường hoạt động dự giờ, thăm lớp trong năm học 2023 - 2024; đảm bảo nền nếp, chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
- BGH chỉ đạo tổ chuyên môn ký duyệt kế hoạch dạy học mỗi tuần vào ngày thứ 5 hàng tuần, giáo viên có giáo án trước 1 tuần theo qui định.
- BGH, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra kế hoạch tổ chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên phải xác nhận đầy đủ, chịu trách nhiệm về nội dung mình kiểm tra.
- Mỗi tổ chuyên môn thực hiện tối thiểu 2 chuyên đề trên năm. Vận dụng các chuyên đề này một cách thiết thực để đẩy mạnh chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
4.3. Tổ chức dạy học Tiếng Anh.
- Chương trình thí điểm của Đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” được triển khai đối với các lớp.
- Đảm bảo dạy đủ, đúng chương trình môn Tiếng Anh cho các khối lớp.
- Bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên Tiếng Anh để nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy để đáp ứng việc thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ như phòng Lab, máy cattset.
- Chỉ đạo dạy đủ 4 kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, đặc biệt kỹ năng nghe, nói.
- Chỉ đạo giáo viên kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Anh theo công văn 3333/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2016 của Bộ GD&ĐT về việc sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực Tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2015-2016, tham gia chương trình mới để thúc đẩy đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của học sinh.
4.4. Câu lạc bộ.
- Câu lạc bộ Tiếng anh.
- Câu lạc bộ STEM: Tổ chức cho học sinh làm các mô hình từ kiến thức đựơc học trên lớp. Học sinh trải nghiệm 1 buổi/1 tháng và tham gia ngày hội vào tháng 5.
4.5. Các hoạt hoạt động ngoại khóa.
- Tổ chức tìm hiểu về các ngày truyền thống của nhà trường, các ngày lễ dành cho thầy cô, cha mẹ.
- Các chương trình trải nghiệm, nói chuyện chuyên đề, giao lưu, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
- Phối hợp với Công an xã Phạm Ngũ Lão, phòng Lao động xã hội huyện, Trung tâm y tế huyện để tuyên truyền với học sinh qua buổi sinh hoạt dưới cờ về việc thực hiện các qui định về phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, tác hại của việc hút thuốc lá…
- Tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm thực tế tại nơi có ý nghĩa như khu di tích văn miếu Xích Đằng, làng nghề truyền thống cây cảnh, gốm Bát Tràng…
Cho học sinh trải nghiệm về vệ sinh môi trường, sử dụng nhà vệ sinh đúng cách.
4.6. Công tác giáo dục hòa nhập.
- Tiếp nhận tất cả các học sinh khuyết tật, hòa nhập theo nguyện vọng của phụ huynh và học sinh.
- Lập hồ sơ theo dõi giáo dục đối với học sinh hòa nhập.
- Đánh giá mức độ hiểu được kiến thức của học sinh khuyết tật để có phương pháp giảng dạy, giáo dục, hỗ trợ và đánh giá phù hợp.
- Phối hợp thường xuyên với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh khuyết tật.
4.7. Công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề.
- Tiếp tục quán triệt các văn bản của các cấp về công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS.
- Tiếp tục truyền thông nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhà trường; đổi mới phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng được mục tiêu phân luồng học sinh THCS.
- Phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX, trường Cao đẳng nghề Hưng Yên để tuyên truyền với học sinh qua buổi sinh hoạt dưới cờ hoặc bố trí một buổi họp riêng với học sinh cuối cấp.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động học sinh và phụ huynh theo học ở các trường nghề; phân công trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm khối 9 nắm bắt thông tin từng học sinh qua những kỳ kiểm tra cuối năm, phối hợp với giáo viên bộ môn phân loại học lực của học sinh, từ đó định hướng cho các em lựa chọn thi tiếp vào THPT hay theo học nghề tại trường.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm các thành viên.
1.1. Đối với Hiệu trưởng.
- Ban hành quyết định thành lập các tổ chuyên môn, bổ nhiệm các chức danh Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn.
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong năm học: GVCN, công tác giảng dạy, công tác kiêm nhiệm…
- Xây dựng dự thảo kế hoạch, tổ chức lấy ý kiến các thành viên trong nhà trường để hoàn thiện kế hạch và triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục trong nhà trường, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
- Liên hệ với các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ.
- Tổ chức các hoạt động, hội thi, hội giảng trong năm.
- Xây dựng tiêu chi thi đua trong nhà trường.
1.2. Đối với Phó Hiệu trưởng.
- Quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, thư viện, thiết bị, quản lý các phần mềm liên quan đến các hoạt động giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt đồng ngoài giờ lên lớp; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và các hoạt động khác có liên quan đến công tác giáo dục học sinh.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường trung học.
- Tổ chức kiểm tra các hoạt động có liên quan đến chuyên môn.
1.3. Tổ trưởng chuyên môn
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.
- Tổ chức cho các nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn, duyệt và trình Hiệu trưởng phê duyệt.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp liên môn, kế hoạch dạy học trải nghiệm.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng. Chú trọng đổi mới phướng pháp, hình thức dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá. Tập trung vào việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
1.4. Đối với Tổng phụ trách Đội
- Tham mưu Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nhiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoải giờ lên lớp.
- Xây dựng kế hoạch chào cờ đầu tuần, tham mưu hiệu trưởng về việc phân công các thành viên chuẩn bị nội dung chào cờ.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp quy mô toàn trường.
- Quản lý nề nếp, quản lý đội cờ đỏ nhà trường.
- Phụ trách công tác thi đua học sinh, xây dựng tiêu chí thi đua học sinh
1.5. Đối với nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị (kiêm nhiệm).
- Tham mưu hiệu trưởng về kế hoạch trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học phục vụ việc giảng dạy theo CT GDPT.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị.
- Tổ chức giớ thiệu sách, thiết bị. Khuyến khích học sinh thường xuyên đọc sách, giáo viên thường xuyên sử dụng có hiệu quả thiết bị và đồ dùng dạy học.
- Tham mưu tổ chức ngày hội đọc sách, hội thi kể chuyện theo sách; tham mưu hội thi làm đồ dùng dạy học.
1.6. Đối với giáo viên
- Nghiên cứu kỹ, nắm bắt CT GDPT 2018 (đối với khối lớp 6,7,8); chương trình giáo dục Vnen (đối với khối 9) và xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo môn học (Giáo viên phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học).
- Phối hợp với nhà trường, liên đội tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường.
2. Công tác phối hợp với các bên liên quan.
- Nhà trường chủ động tham mưu chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện tốt nhất để các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.
- Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các tổ chức đoàn thể để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
3. Công tác kiểm tra, giám sát.
- Việc giám sát đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học, giáo dục được thực hiện thường xuyên trong suốt năm học kết hợp với hoạt động tự đánh giá trong quản lý chất lượng trường THCS.
- Hiệu trưởng thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục thương xuyên hàng ngày, hàng tuần thông qua kiểm tra sổ đầu bài, dự giờ thăm lớp, hồ sơ chuyên môn của giáo viên, qua học sinh, cha mẹ học sinh…
- Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ, các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ cần làm tốt nhiêm vụ.
- Mỗi giáo viên cần có thói quen tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình để có điều chỉnh và phản ánh kịp thời với tổ chuyên môn, ban giám hiệu.
4. Chế độ thông tin báo cáo.
- Tổ trưởng chuyên môn định kỳ báo cáo hiệu trưởng về tình hình của tổ, có các ý kiến tham mưu đề xuất kịp thời về các công việc có liên quan đến thực hiện đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường.
- Định kỳ báo cáo theo tuần, tháng, học kỳ để Hiệu trưởng tổng hợp báo cáo cấp trên kịp thời.
Trên đây là kế hoạch giáo dục của trường THCS Phạm Ngũ Lão năm học 2023-2024. Lãnh đạo nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên cụ thể hóa bằng kế hoạch cá nhân và nghiêm túc thực hiện kế hoạch này.
Nơi nhận: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
- Phòng GD&ĐT Kim Động (B/c);
- CB, GV, NV nhà trường (thực hiện);
- Lưu VT.
Nguyễn Văn Thành
PHÊ DUYỆT PHÒNG GIÁO DỤC & ĐẠO TẠO
TRƯỞNG PHÒNG